Huấn luyện An toàn điện sao cho đúng luật?

Hiện hành luật VN có 2 văn bản quy định về huấn luyện An toàn liên quan đến điện. Cụ thể:

– Nghị định 44/2016  / NĐ-CP  định nghĩa các công việc liên quan đến điện được xem là công việc có yêu cầu quản lý về An toàn, vệ sinh lao động và được liệt kê trong danh mục 17 huấn luyện đối tượng nhóm 3 theo phụ lục của Thông tư 13/2016  / TT-BLĐTBXH .

– Thông tư 31/2014  / TT-BCT  quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện

Như vậy, huấn luyện an toàn cho Người lao động làm việc liên quan đến điện sẽ thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động qui định như sau: “Việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều này phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động và không gây khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động chủ động tổ chức huấn luyện riêng về an toàn, vệ sinh lao động hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động với huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy hoặc nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định”

Như vậy, việc huấn luyện theo Thông tư 31/2014/TT-BCT được gọi là huấn luyện theo pháp luật chuyên ngành. Do đó, doanh nghiệp phải thực hiện huấn luyện theo cả 2 qui định này. Việc huấn luyện có thể thực hiện riêng hoặc kết hợp chung miễn sao đảm bảo về thời gian, tần suất và nội dung huấn luyện của cả 2 văn bản. Nếu kết hợp cả 2 văn bản thì thực hiện như sau :

1.    Đối tượng huấn luyện

Các công việc làm về thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa cha thiết bị điện; thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện.

2.    Thời gian và nội dung huấn luyện:

2.1        Huấn luyện lần đầu: 40 giờ bao gồm:

–      16 giờ nội dung phần I và II theo chương trình khung nhóm 3 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP

–      22 giờ nội dung chuyên ngành điện theo qui định tại Điều 5 và 6 của Thông tư 31/2014/TT-BCT

–      2 giờ kiểm tra cuối khóa

2.2        Huấn luyện định kì

2.2.1   Huấn luyện hàng năm: 8 giờ theo qui định tại Điều 5 và 6 của Thông tư 31/2014/TT-BCT

2.2.2   Huấn luyện định kì 2 năm: 16 giờ bao gồm

–      08 giờ nội dung phần I và II theo chương trình khung nhóm 3 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP

–      07 giờ nội dung chuyên ngành điện theo qui định tại Điều 5 và 6 của Thông tư 31/2014/TT-BCT

–      01 giờ kiểm tra cuối khóa

3.    Giảng viên

–      Giảng viên lý thuyết: phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.

–      Giảng viên thực hành: có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.

–      Có giấy chứng nhận giảng viên huấn luyện An toàn vệ sinh lao động do Cục An toàn lao động cấp (cụ thể xem tại Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH)

4.    Chứng nhận huấn luyện

–      Thẻ an toàn theo mẫu qui định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP

–      Thẻ an toàn theo mẫu tại thông tư 31/2014/TT-BCT

Quý đơn vị, cá nhân có nhu cầu tổ chức huấn luyện an toàn điện cũng như các khóa huấn luyện chuyên đề khác vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH HUẤN LUYỆN VÀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN 3

Điện thoại : 0282 253 6935

Hotline : 0936295498 ( Mr. Trung)