Kiểm định hệ thống nối đất an toàn, tiếp địa chống sét 

Kiểm định hệ thống nối đất an toàn cho thiết bị điện là quá trình chứng minh bằng thực nghiệm là nó không có các khuyết tật về điện, cơ và thỏa mãn mọi yêu cầu của các tiêu chuẩn an toàn điện.

Tiêu chuẩn kiểm tra hệ thống nối đất, tiếp địa an toàn

Quá trình kiểm định hệ thống nối đất an toàn, tiếp địa chống sét được áp dụng theo các tiêu chuẩn dưới đây:

  • TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
  • TCVN9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung
  • 11 TCN-18:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 1 – Quy định chung
  • 11 TCN-19:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 2 – Hệ thống đường dẫn điện
  • 11 TCN-20:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 3 – Trang bị phân phối và trạm biến áp
  • 11 TCN-21:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 4 – Bảo vệ và tự động

Có thể viện dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các tổ chức quốc tế có mức an toàn cao hơn tiêu chuẩn kiểm tra trong nước.

Quy trình kiểm định hệ thống nối đất an toàn

Quy trình kiểm định hệ thống nối đất an toàn, hệ thống tiếp địa cho các thiết bị điện hay hệ thống chống sét được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Kiểm tra và đánh giá sự phù hợp các hồ sơ sau:

  • Thiết kế và bản vẽ hoàn công của mặt bằng lắp đặt điện cực
  • Sơ đồ hệ thống dây dẫn bảo vệ và dây nối đẳng thế
  • Thuyết minh thiết kế
  • Chứng chỉ vật liệu và biên bản thí nghiệm của nhà cung cấp thiết bị
  • Các báo cáo kiểm định lần trước

Bước 2: Khám xét kỹ thuật bằng mắt

Kiểm tra các bộ phận của hệ thống nối đất đặt ngầm dưới đất trước khi lấp đất hoặc trong kết cấu trước khi đậy kín rồi mới đến các bộ phận đặt nổi.

Các bước kiểm tra bằng mắt gồm:

  • Kiểm tra thực tế lắp đặt so với thiết kế
  • Kiểm tra việc sử dụng vật liệu theo yêu cầu của thiết kế
  • Kiểm tra tất cả các mối hàn, mối nối
  • Kiểm tra biện pháp chống ăn mòn
  • Kiểm tra biện pháp bảo vệ mạch dẫn chống phá hỏng cơ học.
  • Kiểm tra biện pháp chống điện áp chạm và điện áp bước ở những nơi cần thiết
  • Kiểm tra các phần ngầm trong đất.

Bước 3: Kiểm tra đo lường

  • Thông mạch và kiểm tra chất lượng đấu nối của dây nối đất bảo vệ, dây nối đẳng thế
  • Đo điện trở của điện cực đất, điện trở tiếp địa
  • Đo tổng trở mạch vòng chạm đất
  • Kiểm tra tác động của thiết bị dòng điện dư

Báo cáo kết quả kiểm định hệ thống nối đất an toàn

Sau khi tiến hành kiểm định hệ thống nối đất an toàn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra, đơn vị kiểm tra phải lập các biên bản kiểm kiểm định hệ thống nối đất, tiếp địa an toàn cần thiết cho đơn vị sử dụng.

Mọi thiếu sót được phát hiện trong quá trình kiểm tra phải được khắc phục và hoàn thiện trước khi cấp kết quả kiểm định hệ thống tiếp địa, hệ thống nối đất an toàn cho thiết bị.

Chu kỳ kiểm định hệ thống nối đất an toàn, tiếp địa chống sét

Thời gian kiểm định định kỳ hệ thống nối đất an toàn, tiếp địa chống sét phụ thuộc vào vùng nguy hiểm, nơi mà hệ thống được lắp đặt.

  • Đối với hệ thống nối đất lắp đặt ở nơi ít nguy hiểm, thực hiện hai năm một lần
  • Đối với hệ thống nối đất lắp đặt ở nơi nguy hiểm, thực hiện một năm một lần
  • Đối với hệ thống nối đất lắp đặt ở nơi đặc biệt nguy hiểm, thực hiện sáu tháng một lần

Kiểm tra đột xuất, bất thường phải được thực hiện khi:

  • Khi xảy ra tai nạn, sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn
  • Sau khi sửa chữa hệ thống nối đất hoặc lắp đặt lại thiết bị điện
  • Sau khi có lụt, bão, động đất, hỏa hoạn ảnh hưởng xấu đến chất lượng của hệ thống nối đất thiết bị.
  • Khi xây dựng mới hay sửa chữa các công trình khác có khả năng làm hư hỏng các bộ phận của hệ thống nối đất.

Quý đơn vị, cá nhân có nhu cầu  kiểm định nối đất và hệ thống chống sét  cũng như kiểm định các thiết bị khác vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH HUẤN LUYỆN VÀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN 3 

Điện thoại : 0282 253 6935

Hotline     : 0936 295 498

Email  : [email protected]